Văn hóa – Xã hội Thanh Lâm, Như Xuân

Về dân tộc trên địa bàn xã chủ yếu có 2 dân tộc cùng sinh sống đó là dân tộc Thái và dân tộc Kinh. Người Thái chiếm 90% dân số trên địa bàn và được chia ra làm hai bộ phận là Thái đen và Thái trắng, kinh tế xã và chủ yếu là sản xuất nông nghệp. Lịch sử của người Thái chủ yếu di cư từ vùng Tây bắc qua xuống Quan Hóa và di cư tản theo các vùng núi và theo những con sông nhỏ; do vậy, dù đi bất cứ đâu người Thái đều có đặc trưng chung về ẩm thực, trang phục, tập quán canh tác nông nghiệp... Người Kinh chiếm khoảng 20% dân số của xã, họ chủ yếu làm nghề buôn bán và sản xuất nông nghiệp họ đa số chủ yếu di cư từ các huyện miền xuôi lên năm 1964.

Văn hóa

  • Văn hóa tinh thần: Văn hóa của xã đa dạng và phong phú, có sự giao thoa giữa văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên người Thái Thanh Lâm vẫn còn lưu giữ những truyền thống văn hóa của mình như: Khắp Thái, nhảy sạp, đánh trống, chiêng, cát xa, khua lóng, ném còn, uống rượu cần....
  • Về trang phục của người thái Thanh Lâm: Đàn ông Thái không có trang phục riêng mà chủ yếu là phụ nữ. Phụ nữ Thái trước đây nhuộm răng đen nhưng hiện nay còn còn rất ít, chủ yếu là những người già. Trang phục của phụ nữa Thái chủ yếu là mạc váy có thuê hoa văn, mặc áo khóm, đầu đội khăn có thuê hoa văn.

Ẩm thực

Người thái có nhiều món ăn đặc chưng như: Mọc, cơm lam, canh lóng, chéo, canh bồi….

Sản xuất

Người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghệp mang tính tự cung tự cấp. Hiện nay sản xuất hàng hóa tuy có phát triển nhưng vẫn phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và giá cả thị trường. Hiện nay về cây trồng vật nuôi của xã chủ yếu: Trồng lúa, ngô, mía, sắn, keo...chăn nuôi chủ yếu gia súc và gia cầm như: Trâu, bò, dê, lợn, gà....Bên cạnh đó còn có các ngành nghề thủ công nghiệp gồm: Đan lát, nghề mộc….Để phục vụ cho sản xuất, người Thái đã chế tạo ra xe hàn, hay còn gọi là guồng nước để phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.